Sáng 4/6, Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp với Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho thành viên Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại thành phố; đội ngũ báo cáo viên và các cơ quan báo chí Trung ương và thành phố về kết quả thu hút FDI; đề án thành lập Khu Kinh tế ven biển phía nam; định hướng công tác tuyên truyền thời gian tới. Đồng chí Đào Khánh Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy chủ trì Hội nghị.
Toàn cảnh Hội nghị.
Tại Hội nghị, đồng chí Lê Trung Kiên, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng trực tiếp giới thiệu, cung cấp thông tin về kết quả thu hút FDI trên địa bàn thành phố thời gian qua; những nội dung cơ bản của Đề án thành lập Khu Kinh tế ven biển phía nam Hải Phòng.
Theo đó, trong giai đoạn 2009 – 2023, Hải Phòng thu hút 26,4 tỷ USD vốn FDI; tạo việc làm cho 200.000 lao động. Riêng giai đoạn 2021- 2023 thu hút được 11,36 tỷ USD, luôn nằm trong top 5 về thu hút FDI của cả nước.
Đại biểu dự Hội nghị.
Đáng chú ý, Hải Phòng luôn chủ động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có chọn lọc, chất lượng, phù hợp với định hướng cơ cấu nền kinh tế thành phố, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Năm 2021 đạt 5,298 tỷ USD, dẫn đầu cả nước về thu hút FDI; năm 2022 đạt 2,083 tỷ USD; năm 2023 đạt 3,5 tỷ USD; tính đến 20/4/2024 đạt 285,74 triệu USD.
Tiêu biểu là Tập đoàn LG – Hàn Quốc (6 dự án) có tổng vốn đầu tư trên 7,24 tỷ USD. Tập đoàn Bridgestone – Nhật Bản có tổng vốn đầu tư 1,22 tỷ USD; Tập đoàn Regina Miracle – Hồng Kông có tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD; Tập đoàn Pegatron – Đài Loan có vốn đầu tư 800 triệu USD. Hải Phòng phấn đấu đến năm 2025, khu vực kinh tế FDI đóng góp 35% vào GRDP thành phố.
Đồng chí Lê Trung Kiên, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng giới thiệu, cung cấp thông tin về kết quả thu hút FDI trên địa bàn thành phố.
Theo đồng chí Lê Trung Kiên, tiếp nối thành công Khu Kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, nhằm tạo nên những dư địa phát triển mới, Hải Phòng đang đề xuất thành lập Khu Kinh tế ven biển phía Nam. Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng đã hoàn thành xây dựng đề án và được Ban Thường vụ Thành ủy, Thành ủy thông qua; đang tiếp tục thực hiện các quy trình, thủ tục tiếp theo. Khu Kinh tế ven biển phía Nam dự kiến có diện tích khoảng 20.000 ha thuộc các huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão, Kiến Thụy, quận Đồ Sơn.
Đây là một trong những giảipháp chủ yếu giúp Hải Phòng hoàn thành nhiệm vụ “trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á”.
Cụ thể, Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng dự kiến được thành lập có tuyến cao tốcven biển, Cảng Nam Đồ Sơn (quy hoạch là cảng cửa ngõ quốc tế và trung chuyểnnội địa và quốc tế), sân bay quốc tế Tiên Lãng, 2 tuyến đường sắt (Lào Cai – HàNội – Hải Phòng, Nam Định – Hải Phòng – Quảng Ninh).
Đồng chí Đào Khánh Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy phát biểu tại Hội nghị.
Việc thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng với những ưu đãi cao nhất để tạo sức cạnh tranh quốc tế nhằm khai thác những tiềm năng vượt trội để Hải Phòng là “trung tâm dịch vụ logistics quốc tế hiện đại bằng cả đường biển, đường hàng không, đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao. Trong đó, nghiên cứu Khu thương mại tự do với những cơ chế, chính sách đột phá, nổi trội đang được áp dụngtại các Khu thương mại tự do thành công trên thế giới”. Thành phố Hải Phòng định hướng phát triển Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng trên nguyên tắc bền vững; lấy con người làm trung tâm, là Khu kinh tế sinh thái thế hệ 3.0, đa ngành, tập trung vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, logistics hiện đại, là đầu mối của thành phố Hải Phòng tham gia chuỗi giá trị và cung ứng khu vực và thế giới; quan tâm giữ gìn giá trị văn hóa và tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh. Đến năm 2030, Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng trở thành một động lực chủ đạo của nền kinh tế thành phố Hải Phòng, tương đương với 80% năng lực của Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải năm 2023./.
Cổng thông tin điện tử thành phố