Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng tổ chức Hội nghị Tổng kết năm 2023 – Triển khai nhiệm vụ năm 2024

Sáng 18/12/2023, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng tổ chức Hội nghị Tổng kết năm 2023 – Triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Lê Trung Kiên – Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng chủ trì hội nghị. Tham dự Hội nghị có toàn thể cán bộ, công chức, người lao động đang làm việc tại Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng.

Quang cảnh Hội nghị

Năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, là năm bản lề có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13, Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố về Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội thành phố 5 năm 2021-2025. Thành phố bước vào thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội trong bối cảnh quốc tế, trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, nhanh, khó đoán định hơn. Kinh tế toàn cầu phục hồi nhưng còn nhiều khó khăn, thách thức; lạm phát vẫn ở mức cao; nhiều nền kinh tế lớn duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất cao; thương mại, tiêu dùng và đầu tư toàn cầu tiếp tục sụt giảm…

Đại biểu tham dự hội nghị

Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội thành phố năm 2023 gặp nhiều khó khăn, thách thức hơn; áp lực gia tăng khi vừa phải thực hiện nhiệm vụ thường xuyên với khối lượng công việc lớn, vừa tập trung giải quyết những khó khăn nội tại, vừa phải ứng phó linh hoạt với những tình huống mới, phát sinh, khó dự báo. Tuy nhiên, năm 2023, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, tiếp tục đột phá về thu hút đầu tư (vượt kế hoạch năm 175%), nộp ngân sách đạt 2.591,74 triệu đồng – đạt 101,2% kế hoạch được giao (2.560 triệu đồng), hoàn thành toàn diện các mặt công tác năm 2023 và nhiều nhiệm vụ phát sinh trong năm thiết thực thực hiện chủ đề năm “Đẩy mạnh chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị – Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu – Thực hiện chuyển đổi số”.

Kết quả đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 3,5 tỷ USD với 62 dự án cấp mới, 37 dự án điều chỉnh tăng vốn, đạt 175% kế hoạch giao, tăng 140% cùng kỳ năm 2022; đầu tư trong nước (DDI đạt trên 1 tỷ USD (23.847 tỷ đồng) với 15 dự án cấp mới, 15 dự án điều chỉnh tăng vốn, đạt 238,47% kế hoạch năm , tăng 192% lần so với cùng kỳ năm 2022. Lũy kế đến nay trên địa bàn KCN, KKT có 520 dự án FDI với số vốn trên 26,5 tỷ USD; 217 dự án DI với tổng số vốn trên 328 nghìn tỷ đồng (tương đương 14,2 tỷ USD).

Các đại biểu tham dự báo cáo kết quả hoạt động công tác năm

Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội thành phố năm 2023 gặp nhiều khó khăn, thách thức hơn; áp lực gia tăng khi vừa phải thực hiện nhiệm vụ thường xuyên với khối lượng công việc lớn, vừa tập trung giải quyết những khó khăn nội tại, vừa phải ứng phó linh hoạt với những tình huống mới, phát sinh, khó dự báo. Tuy nhiên, năm 2023, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, tiếp tục đột phá về thu hút đầu tư (vượt kế hoạch năm 175%), nộp ngân sách đạt 2.591,74 triệu đồng – đạt 101,2% kế hoạch được giao (2.560 triệu đồng), hoàn thành toàn diện các mặt công tác năm 2023 và nhiều nhiệm vụ phát sinh trong năm thiết thực thực hiện chủ đề năm “Đẩy mạnh chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị – Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu – Thực hiện chuyển đổi số”.

Kết quả đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 3,5 tỷ USD với 62 dự án cấp mới, 37 dự án điều chỉnh tăng vốn, đạt 175% kế hoạch giao, tăng 140% cùng kỳ năm 2022; đầu tư trong nước (DDI đạt trên 1 tỷ USD (23.847 tỷ đồng) với 15 dự án cấp mới, 15 dự án điều chỉnh tăng vốn, đạt 238,47% kế hoạch năm , tăng 192% lần so với cùng kỳ năm 2022. Lũy kế đến nay trên địa bàn KCN, KKT có 520 dự án FDI với số vốn trên 26,5 tỷ USD; 217 dự án DI với tổng số vốn trên 328 nghìn tỷ đồng (tương đương 14,2 tỷ USD).

Ban Quản lý đã chủ động thực hiện thu hút đầu tư có chọn lọc, chú trọng thu hút các doanh nghiệp có công nghệ cao thân thiện với môi trường, có tiềm lực, đóng góp lớn cho thành phố, có sức lan tỏa, thu hút được các doanh nghiệp trong nước theo định hướng phát triển ba trụ cột nền kinh tế đã được xác định đó là: công nghiệp công nghệ cao, cảng biển – logistic, du lịch – thương mại. Trong năm 2023, tỷ lệ các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao, chế biến, chế tạo, logistic đầu tư vào các KCN, KKT đạt trên 93%; cụ thể: ngành nghề điện tử chiếm 34%; logistic, cơ sở hạ tầng chiếm 15%; công nghiệp chế tạo chiếm 44%. Đến nay đã có 8 bến cảng tại khu cảng Lạch Huyện đang hoạt động, dự án KCN& KPTQ Xuân Cầu dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2024; đã thu hút được Tập đoàn SK (Hàn Quốc) đầu tư với số vốn đăng ký 500 triệu USD.

Trong năm 2023, Ban Quản lý đã tham gia và tổ chức 44 Hội nghị xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp quốc tế; trong đó: tham gia 02 chương trình xúc tiến đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức (Đài Loan, Indonesia); tổ chức và tham gia 9 chương trình xúc tiến đầu tư của thành phố tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Mỹ, Indonesia. Các chương trình xúc tiến đầu tư đã mang lại hiệu quả cao, thu hút được nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên thế giới đầu tư tại các khu công nghiệp như: Tập đoàn SK Hàn Quốc đầu tư 500 triệu USD, Tập đoàn LG tăng vốn thêm 1 tỷ USD, Công ty Kyocera tăng vốn thêm 237 triệu USD, … và nhiều nhà đầu tư lớn đang nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư. Duy trì mối liên hệ chặt chẽ với các tổ chức xúc tiến đầu tư nước ngoài như: Hiệp hội các Khu công nghiệp Hàn Quốc (KICOX), Liên minh ảnh hưởng Đông Nam Á (Đài Loan), Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI), Hiệp hội Thương mại và công nghiệp Hàn Quốc (KOCHAM)…

Về công tác đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế, trong thời gian qua Ban Quản lý đã tập trung triển khai các thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng và các thủ tục liên quan của các Dự án đầu tư các khu chức năng trong khu kinh tế Đình Vũ- Cát Hải, đặc biệt là các dự án đầu tư các bến cảng tại khu vực Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện. Bến số 3, 4, 5, 6 đã khởi công xây dựng từ năm 2022, phấn đấu hoàn thành và đưa vào khai thác từ cuối năm 2024; Bến số 7, 8 đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư, hiện đang thực hiện các thủ tục để chuẩn bị khởi công dự án; Các bến số 9, 10, 11, 12 hiện đang trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư. Các dự án cảng biển khi đi vào hoạt động sẽ tạo thành một khu vực trung chuyển hàng hóa quan trọng của cả khu vực miền Bắc, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế – xã hội của thành phố. Ban Quản lý cũng đang chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để chuẩn bị hồ sơ thành lập khu kinh tế Nam Hải Phòng với diện tích khoảng 20.000 ha tại khu vực lân cận sông Văn Úc, cảng Nam Đồ Sơn, dọc theo tuyến đường cao tốc ven biển; hiện đang bổ sung vào Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng và Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; phấn đấu thành lập trong năm 2025. 14 Khu công nghiệp đã được thành lập: 7 KCN đã cơ bản lấp đầy , 3 KCN  đang tập trung triển khai công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao đất cho các doanh nghiệp hạ tầng; 4 KCN  đang tích cực đẩy nhanh công tác xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư.

Các đồng chí Phó trưởng ban: Bùi Ngọc Hải, Chu Đức Anh, Phạm Minh Đức đóng góp ý kiến

Công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số được tập trung triển khai thực hiện với mục tiêu phát triển con người, đội ngũ là trọng tâm, xây dựng bộ máy kiến tạo, tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ; từ đó, doanh nghiệp trên địa bàn được tạo điều kiện tối đa phát triển sản xuất, kinh doanh, môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng được cải thiện, thông thoáng, an toàn, minh bạch, Hải Phòng trở thành điểm đến tiềm năng, tin cậy đối với các nhà đầu tư, vị thế, tầm ảnh hưởng của thành phố ngày càng được nâng cao.

Đặc biệt Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập; đồng thời tổ chức thành công một số sự kiện ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng: Các Hội nghị trao Giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án trọng điểm; Diễn đàn Kết nối doanh nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp FDI; Triển lãm thành tựu 30 năm phát triển KCN, KKT và triển lãm sản phẩm kết nối có trên 200 doanh nghiệp tham dự, ký kết và triển khai thực hiện 17 Biên bản hợp tác giữa doanh nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp FDI bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan.

Đồng chí Lê Trung Kiên – Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Lê Trung Kiên – Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng ghi nhận những cố gắng, nỗ lực của cán bộ, công chức của Ban trong thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm 2023. Về nhiệm vụ năm 2024, đồng chí Lê Trung Kiên nêu rõ đây là năm thứ ba thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp…; có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội, tạo tiền đề cho tăng trưởng bền vững cho cả giai đoạn 2021-2025. Do đó, đồng chí Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng yêu cầu các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc xác định rõ nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; tăng cường trách nhiệm của các cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ; đồng thời khẩn trương khắc phục các tồn tại, hạn chế đã chỉ ra trong báo cáo, tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng công tác trong thời gian tới.