Thực hiện Quyết định số 4647/QĐ-UBND ngày 30/12/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc Ban hành Kế hoạch Cải cách hành chính nhà nước thành phố Hải Phòng năm 2023, Ngày 01/07/2023 Ban Quản lý Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng tổ chức Hội nghị tập huấn công tác cải cách hành chính năm 2023. Hội nghị có sự tham gia của toàn thể cán bộ, công chức, nhân viên tại Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng.
Đồng chí Trần Hồng Chính – Phó Chánh Văn phòng Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng phát biểu tại buổi tập huấn
Trong thời gian qua, Công tác cải cách hành chính được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng. Hội nghị được tổ chức với mục đích:
– Khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác cải cách hành chính năm 2022. Triển khai thực hiện hiệu quả, kịp thời chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương, UBND thành phố và các Sở, ngành liên quan về công tác cải cách hành chính trong năm 2023; đáp ứng yêu cầu phục vụ, nâng cao mức độ hài lòng của tổ chức và doanh nghiệp.
– Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hiện đại hóa nền hành chính theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, đảm bảo liên thông, đồng bộ; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính.
– Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cải cách hành chính nhà nước hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội; thực hiện hiệu quả chủ đề năm 2023 của thành phố, gắn cải cách hành chính với cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường vai trò của Ban Quản lý, góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư vào thành phố.
Tại buổi tập huấn, các đại biểu tham dự đã cùng trao đổi, thảo luận, làm rõ những vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả công tác cải cách TTHC, kiểm soát TTHC và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong công tác tiếp xúc, phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Đại biểu tham dự buổi tập huấn
Qua tập huấn nhằm bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ CCHC cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm nhiệm vụ tham mưu đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ CCHC, kiểm soát TTHC của đơn vị, địa phương. Đồng thời, nâng cao nhận thức của cơ quan, đơn vị về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác CCHC nhằm xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng, đảm bảo liên thông, đồng bộ, thống nhất góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước tại địa phương.