Hạ tầng giao thông

Đường bộ
Đường sắt
Đường hàng không
Đường biển
Đường sông

ĐƯỜNG BỘ

CAO TỐC HÀ NỘI - HẢI PHÒNG - QUẢNG NINH

Đây chính là chuỗi giao thông trọng điểm liên kết 3 trung tâm kinh tế, chính trị, khu du lịch lớn của miền bắc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. 

Cao tốc ven biển

Tuyến cao tốc này đã góp phần hoàn thiện hạ tầng giao thông tuyến đường cao tốc ven biển vùng duyên hải Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng.

Hệ thống Đường và Cầu kết nối các tỉnh

Trong giai đoạn 2015-2020, Hải Phòng xây dựng khoảng 45 cây cầu; trong đó, tiêu biểu nhất phải kể đến cầu vượt biển Tân Vũ – Lạch Huyện có chiều dài khoảng 16km gồm cả đường dẫn.

Hệ thống đường bộ

Để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh chóng hiện nay, hệ thống đường bộ của thành phố vẫn không ngừng được mở rộng, tiếp tục nâng cấp và cải thiện mạnh mẽ hơn nữa.

ĐƯỜNG SẮT

Quy hoạch đường sắt thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021 - 2030

• Hoàn thành cải tạo, nâng cấp và khai thác có hiệu quả tuyến đường sắt hiện có, xây dựng hệ thống công trình đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt, các điểm giao cắt khác mức giữa đường bộ và đường sắt.

• Nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt điện khí hóa Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng dài 380 km, khổ 1.435 mm và tuyến đường sắt ven biển Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh dài 120km, khổ 1.335 mm

• Xây dựng mới đường sắt nối các cảng Lạch Huyện, Đình Vũ dài 99,7 km, khổ 1.435 mm.

ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Sân bay quốc tế Cát Bi

Cấp 4E, ICAO
Khả năng tiếp nhận máy bay các tuyến máy bay quốc tế và quốc nội hiện tại và tương lai

ĐƯỜNG BIỂN

• Hiện nay, hệ thống cảng biển của Hải Phòng luôn được phát huy mạnh mẽ. Từ năm 2019, Cảng nước sâu Lạch Huyện chính thức được đưa vào khai thác.

• Hiện nay Đại diện cảng Container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng (TC – HITC) đơn vị đầu tiên khai thác 2 bến thuộc cảng nước sâu Lạch Huyện đánh giá, đây là dấu mốc đánh dấu cảng biển số 1 khu vực phía Bắc tiếp nhận tàu tải trọng lớn với sức chở 12.000 TEU, trọng tải 132.000 DTW vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của các khu vực miền Bắc đi thẳng tới châu Âu, châu Mỹ thay vì phải trung chuyển qua một cảng khác như trước đây.

ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

• Hoạt động vận tải đường thủy nội địa là một mắt xích quan trọng trong phát triển logistics của Hải Phòng.

Các tuyến đường thủy nội địa kết nối khu vực cảng Hải Phòng gồm 5 tuyến chính. Đáng chú ý hiện sà lan có trọng tải 128 Teus có thể hoạt động thông suốt với chiều dài toàn tuyến khoảng 120km từ cảng biển Hải Phòng thông qua các tuyến sông Cấm – sông Kinh Thầy – sông Thái Bình – sông Đuống đến cảng cạn – ICD  Tân Cảng Quế Võ.

• Với lợi thế có mạng lưới đường thủy nội địa dài gần 2.700km, chiếm khoảng 40% tổng chiều dài đường thủy nội địa cả nước, cùng quyết định giảm phí mới thực thi, nhiều chuyên gia logistics kỳ vọng Hải Phòng sẽ mở rộng thu hút được hàng container đi bằng đường thủy giảm tải cho vận tải đường bộ.

Các dự án tiêu biểu